Top 3 Nguyên Nhân Chính Gây Mẩn Ngứa Ở Trẻ Và Cách Xử Lý

Top 3 Nguyên Nhân Chính Gây Mẩn Ngứa Ở Trẻ Và Cách Xử Lý

Mẩn ngứa là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẩn ngứa xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào những ngày thời tiết mưa ẩm côn trùng phát triển mạnh mẽ. Để xử lý tình trạng này, ba mẹ cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ

Theo TS.BS Thùy Trang, BV Nhi Trung Ương, mẩn ngứa là một dạng phản ứng viêm trên da bé. Vùng da bị ngứa có thể rải rác hoặc khu trú thành 1 vùng. Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ chủ yếu chia thành 2 nhóm sau đây:

Nguyên nhân từ môi trường sống

  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc và nô đùa với thú cưng trong nhà như chó, mèo, chuột,…
  • Trẻ bị côn trùng đốt như muỗi, kiến, bọ chó, bọ mèo,…
  • Trẻ chơi lâu ngoài trời, tiếp xúc thường xuyên với khói bụi và không được vệ sinh sạch sẽ.

Nguyên nhân từ bệnh ngoài da

  • Bệnh nấm da: Trẻ có thể bị nhiễm nấm da từ người thân trong gia đình, hay do giường chiếu của trẻ nằm bị ẩm mốc lâu ngày. Trẻ có thể bị nấm da, nấm đầu, nấm móng kẽ tay, kẽ chân,…
  • Bệnh mề đay: Xảy ra khi có sự thay đổi về thời tiết hoặc môi trường sống, trẻ ăn phải thực phẩm gây kích ứng. 
  • Bệnh rôm sảy: Rôm sảy là tình trạng bụi bẩn hoặc bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, dần dần gây ra viêm lỗ chân lông. Rôm sảy thường xảy ra ở vùng lưng và vùng cổ của bé. 
Top 3 Nguyên Nhân Chính Gây Mẩn Ngứa Ở Trẻ Và Cách Xử Lý
Mề đay khi thay đổi thời tiết khiến bé ngứa khó chịu

Nguyên nhân do nhiễm virus

  • Bệnh tay chân miệng: Triệu chứng chủ yếu của bệnh này là trẻ nổi các mụn nước ở trong miệng, lòng bàn tay, bàn chân kèm theo sốt, mệt mỏi, chán ăn.
  • Bệnh thủy đậu: Do virus thủy đậu gây ra, bệnh biểu hiện ban đầu là những nốt ngứa, đỏ, bọc nước xuất hiện ở phần thân trên, sau đó lan khắp người và sốt.

Cách chữa mẩn ngứa ở trẻ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mẩn ngứa mà ba mẹ sẽ cần xử trí theo các cách khác nhau. Một số lưu ý chung mà ba mẹ cần nhớ:

  • Không để trẻ gãi mạnh, chà xát mạnh vào vùng bị ngứa. Các nốt mụn nước có thể vỡ ra, loét và nhiễm khuẩn. Để phòng tránh điều này, ba mẹ nhớ cắt móng tay cho con hoặc đeo bao tay đối với những bé sơ sinh.
  • Tuyệt đối không chà xát trực tiếp nước lá đặc lên vùng da bị ngứa của trẻ. Điều này có thể gây xót nặng, hoặc làm nhiễm trùng các nốt mụn nước bị vỡ.
  • Trong một số trường hợp nếu trẻ ngứa kèm theo triệu chứng sốt, quấy khóc liên tục cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Chữa mẩn ngứa cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Top 3 Nguyên Nhân Chính Gây Mẩn Ngứa Ở Trẻ Và Cách Xử Lý
Phương pháp tắm lá dân gian giúp giảm mẩn ngứa mề đay cho bé

Một số loại thảo dược dân gian được sử dụng trong trường hợp trẻ bị mẩn ngứa nhẹ như:

  • Lá khế: Lá khế trong đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm vì vậy được dân gian sử dụng rất nhiều để trị các bệnh về viêm da, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ.
  • Lá trà xanh: Lá trà xanh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, sử dụng đúng cách có thể giảm ngứa, giảm mề đay, viêm da dị ứng hiệu quả. 
  • Lá bạc hà: Bạc hà được biết đến như một vị thuốc dân gian chữa chứng phong hàn, đau đầu, viêm ngạt mũi,… Loại thảo dược này còn có công dụng giảm mề đay, ban chẩn cho trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần rửa sạch, sắc với nước và pha loãng vào nước tắm cho bé.

Khi sử dụng các loại lá tắm cho bé, ba mẹ cần lưu ý:

  • Lá tắm chỉ phù hợp sử dụng trong những trường hợp bé bị mề đay mẩn ngứa nhẹ. Đối với những trường hợp nặng, bị chốc loét cần phải điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng lá tắm rõ nguồn gốc, tốt nhất là những cây lá trong nhà. Tránh việc sử dụng lá tắm có chứa thuốc trừ sâu sẽ gây hại đến sức khỏe của bé.

Cách trị mẩn ngứa cho trẻ bằng thuốc

Top 3 Nguyên Nhân Chính Gây Mẩn Ngứa Ở Trẻ Và Cách Xử Lý
Thuốc bôi trị mẩn ngứa cho bé

Hiện nay, các thuốc điều trị mẩn ngứa cho bé rất đa dạng. Dưới đây là một số loại thuốc hiệu quả, được nhiều bác sĩ chỉ định dùng:

  • Kem bôi Crotamiton được dùng trong trường hợp trẻ bị viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, thủy đậu, ghẻ,… Sản phẩm có tác dụng giảm ngứa, giảm tình trạng bội nhiễm trên da. Khi sử dụng kem bôi Crotamiton, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng dùng trong thời gian dài.
  • Kem bôi Betamethasone: Betamethasone là một chất thuộc nhóm thuốc Corticoid. Thuốc có tác dụng giảm viêm – ngứa – phù nề rất hiệu quả. Tuy nhiên loại thuốc này ngấm qua da và gây một số tác dụng phụ đến toàn thân (viêm thận, suy gan,…) nên tuyệt đối cần phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng điều trị các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng hiệu quả và chỉ được sử dụng cho trẻ >2 tuổi (đối với nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1). 

Khi lựa chọn bất kỳ một sản phẩm nào cho trẻ, ba mẹ cần đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, hàng loạt các sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng làm dịu mẩn ngứa cho bé như Lovin’Skin ra đời. Ưu điểm của các sản phẩm này là vừa mang lại hiệu quả làm dịu da, giảm viêm ngứa và thâm sẹo, đồng thời rất an toàn cho trẻ khi sử dụng trong thời gian dài (không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào như khi sử dụng thuốc điều trị).

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho ba mẹ các thông tin cần thiết về nguyên nhân và các cách điều trị mẩn ngứa cho bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, ba mẹ vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc gọi đến tổng đài: 1800.8060 để được các dược sĩ, chuyên gia da liễu hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận