Trẻ Bị Rôm Sảy: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết

Trẻ Bị Rôm Sảy: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết

Rôm sảy là tình trạng xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng rôm sảy lại gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc, mất tập trung. Vậy làm cách nào để phòng và điều trị rôm sảy cho bé, ba mẹ cùng tham khảo tại bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, lưng, cổ và ngực của trẻ. Khi bị rôm sảy, da bé sẽ xuất hiện những nốt mụn nước li ti, nhỏ như đầu kim, có màu hồng nhạt. Các nốt rôm sảy thường gây ngứa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Trẻ có xu hướng gãi nhiều, cào trớt các nốt rôm. Nếu ba mẹ không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây bội nhiễm trên da bé.

Tuyến mồ hôi ở trẻ chưa cấu tạo hoàn chỉnh, bởi vậy quá trình ‘thoát mồ hôi” còn hạn chế, dễ gây bít tắc – viêm lỗ chân lông – đây cũng chính là nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ. Cũng bởi vậy mà mùa hè được xem là “mùa của rôm sảy”. Các yếu tố nguy cơ có thể làm xuất hiện và nặng hơn bệnh rôm sảy ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ hoạt động liên tục dưới trời nắng nóng.
  • Quần áo của trẻ bó sát, chất liệu không thấm hút mồ hôi.
  • Trẻ không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm lỗ chân lông.
  • Việc không thay bỉm thường xuyên cũng là một nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ.
Trẻ Bị Rôm Sảy: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết
Rôm sảy khiến trẻ ngứa và khó chịu

Cách phòng và điều trị bệnh rôm sảy cho trẻ

Căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh, để ngăn ngừa và điều trị bệnh rôm sảy, ba mẹ hãy tham khảo qua các cách sau nhé:

Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn các chất liệu quần áo bằng coton, mềm mại, rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế các bộ quần áo có chất liệu nhiều nilon, bó sát, vừa gây bít tắc lỗ chân lông, vừa không thoát được nhiệt ra bên ngoài. Điều này không chỉ gây rôm sảy trên da bé mà còn gây nên trạng thái cảm nóng cho bé rất nguy hiểm.

Lau mồ hôi thường xuyên khi trẻ vui chơi

Tránh đọng mồ hôi quá nhiều trên da là một cách làm rất hiệu quả giúp trẻ phòng ngừa và giảm khó chịu, xót da khi bị rôm sảy. Vì vậy, khi trẻ vui chơi, ba mẹ cần thường xuyên lau thấm mồ hôi cho con, đồng thời vệ sinh tắm rửa sạch sẽ cho con để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn trên da bé. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý, không để trẻ chơi ngoài nắng liên tục. Thay vào đó ba mẹ nên ưu tiên cho trẻ chơi đùa ở những không gian thoáng mát.

Áp dụng phương pháp dân gian

Sử dụng các loại lá tắm trong dân gian là phương pháp hiệu quả vẫn luôn được các mẹ ưa chuộng. Ưu điểm của phương pháp này là các thảo dược trị rôm sảy rất dễ kiếm trong vườn nhà, lại an toàn và cách chế biến cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ bị rôm sảy nhiều, việc tắm lá sẽ không đủ hiệu quả để giảm khó chịu cho bé. Ba mẹ cần áp dụng đến những giải pháp hiệu quả hơn.

Top 3 Nguyên Nhân Chính Gây Mẩn Ngứa Ở Trẻ Và Cách Xử Lý
Tắm lá khế giúp giảm rôm sảy ở trẻ hiệu quả

Kem bôi trị rôm sảy mẩn ngứa cho trẻ

Rôm sảy không phải là bệnh lý nguy hiểm và ba mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh này cho con bằng cách sử dụng các dòng sản phẩm chuyên biệt. Khác với trước đây, đa phần chỉ có các sản phẩm trị rôm sảy với thành phần chủ yếu là corticoid, thì ngày nay dưới sự phát triển của khoa học, các dòng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên chữa rôm sảy cũng đã rất phổ biến và đa dạng cho ba mẹ lựa chọn. 

Những sai lầm khi điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ

Khi điều trị rôm sảy, ba mẹ cần lưu ý tránh những sai lầm dưới đây:

  • Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian phi khoa học và chưa được kiểm chứng như: Nhai lá, đậu xanh, gạo và đắp trực tiếp lên vết rôm sảy. Điều này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng lên da bé.
  • Không lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid để trị rôm sảy cho bé. Corticoid có thể ngấm qua da nếu dùng dài ngày và gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến toàn thân.
  • Cắt móng tay cho con, tuyệt đối không để bé gãi gây chà xát và loét vỡ nốt rôm sảy.
  • Không “cấu rôm” cho bé.
  • Trong trường hợp da bé có hiện tượng mưng mủ nặng, sốt, nổi hạch và quấy khóc liên tục, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế để được điều trị kịp thời.
  • Ba mẹ có thể sử dụng biện pháp đun sắc một số loại lá cây như sài đất, lá khế, lá trà xanh,… pha loãng với nước để tắm cho con trong trường hợp rôm sảy nhẹ. Tuyệt đối không bôi trực tiếp nước sắc đặc lên da bé. Việc làm này có thể gây xót và kích ứng thêm các nốt rôm sảy.
Trẻ Bị Rôm Sảy: Những Điều Ba Mẹ Cần Biết
Cắt móng tay để hạn chế bé cào trớt vùng da bị rôm

Bên cạnh các giải pháp từ bên ngoài, ba mẹ cũng cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con trong những ngày nắng nóng: cho trẻ uống nước hoa quả, nước sắn dây, ăn nhiều rau xanh,…

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho ba mẹ các thông tin cần thiết về bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, ba mẹ vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc gọi đến tổng đài: 1800.8060 để được các dược sĩ, chuyên gia da liễu hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận