Khi bị hăm da, trẻ thường sẽ quấy khóc liên tục, ngủ không sâu giấc, thậm chí bỏ bữa vì đau, ngứa, rát. Để điều trị hăm da ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo các cách đơn giản tại bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và các triệu chứng điển hình của hăm da
Hăm da là thuật ngữ phản ánh tình trạng da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc nấm.
Bệnh thường xuất hiện ở các nếp gấp trên cơ thể của trẻ như nách, cổ, háng, mông và bộ phận sinh dục với các triệu chứng điển hình sau:
- Vùng da bị tấy đỏ, có mùi khai hôi nồng khó chịu
- Da bé xuất hiện những vết mẩn đỏ, căng da, sờ vào có cảm giác nóng sốt
- Trường hợp hăm nặng có thể xuất hiện các vết loét khiến trẻ vô cùng đau đớn
- Trẻ quấy khóc, đặc biệt là lúc đi vệ sinh hoặc khi mẹ thay tã bỉm.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng hăm da ở trẻ như:
+ Trẻ mặc đồ bó sát, không thấm hút mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Đặc biệt, da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, một số loại vải cứng cọ sát liên tục vào da bé có thể gây trầy xát, hăm da.
+ Trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời nóng ẩm khiến mồ hôi tiết ra quá nhiều. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở các nếp gấp, vi khuẩn sẽ tích tụ, phát triển mạnh mẽ và gây hăm da cho bé.
+ Do môi trường sống xung quanh bé không được vệ sinh sạch sẽ, hệ vi khuẩn ngoài môi trường phát triển mạnh có thể là nguồn cơn phát sinh bệnh lý hăm da ở trẻ.
+ Trong các vị trí bị hăm thì hăm ở mông và bộ phận sinh dục do dùng tã là phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước tiểu và phân tiếp xúc trực tiếp với vùng mông, cùng với đó là sự bí bách dưới da sẽ khiến cho khiến cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ.
+ Trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cho hệ miễn dịch trong cơ thể nói chung và làn da nói riêng suy yếu. Do đó, trẻ sẽ có nguy cơ dễ bị nhiễm khuẩn hơn so với những trẻ khác được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Các phương pháp điều trị hăm da cho trẻ
Hăm da không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên lại là nỗi lo lắng của ba mẹ vì con quấy khóc liên tục, ngủ không sâu giấc, thậm chí bỏ ăn vì những triệu chứng khó chịu. Hăm da hoàn toàn có thể điều trị khỏi tại nhà nếu ba mẹ biết cách xử lý đúng và kịp thời. Có 3 phương pháp chính điều trị hăm da mà các mẹ bỉm vẫn thường áp dụng, cụ thể:
Phương pháp điều trị bằng thuốc tây y
Sử dụng một số dòng kem bôi chứa hoạt chất chống viêm corticoid có khả năng giảm nhanh các triệu chứng của hăm da.
Ưu điểm
+ Sử dụng tốt cho các trường hợp bị hăm nặng, có dấu hiệu lở loét, trẻ đau rát nhiều, thậm chí sốt.
+ Hiệu quả nhanh.
Nhược điểm
+ Không sử dụng lâu dài vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể bé như: suy thận, teo da, tăng nhiễm trùng cho da,…
Phương pháp sử dụng các dòng kem trị hăm lành tính
Các loại kem này thường có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên hoặc từ các thành phần hóa học lành tính cho da như Vitamin E, Kẽm,…
Ưu điểm
+ Dùng tốt trong phòng và điều trị hăm da thể nhẹ và vừa.
+ An toàn lành tính, vì vậy có thể sử dụng trong thời gian dài cho con.
Nhược điểm
+ Hiệu quả mang lại chậm hơn so với việc sử dụng thuốc điều trị.
Phương pháp dân gian truyền thống
Việc sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược dân gian có sẵn trong tự nhiên là một phương pháp chữa và phòng hăm da hiệu quả. Một số nguyên liệu mà các mẹ thường dùng để bôi lên vùng da bị hăm như: dầu dừa, bơ hạt mỡ,… hoặc dùng để tắm cho bé như: lá khế, lá chè xanh, lá sài đất,…
Ưu điểm
+ Nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, đảm bảo được độ an toàn.
+ Dùng tốt để phòng hoặc chữa hăm da thể nhẹ khi mới xuất hiện mảng đỏ nhẹ.
Nhược điểm
+ Hiệu quả mang lại khá chậm, và phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng bé.
+ Khá mất thời gian để chế biến
+ Trong một số trường hợp các mẹ dùng sai cách có thể làm cho bệnh của bé nặng hơn.
Cách phòng hăm da hiệu quả cho trẻ
Để phòng ngừa hăm da cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé, kể cả bỉm không đầy thì tốt nhất khoảng 2-4 tiếng nên thay 1 lần bỉm cho bé.
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát không ẩm ướt.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Không nên sử dụng các chất vải cứng và nhiều nilon.
- Vệ sinh kỹ hơn ở các vùng da có nếp gấp và đang có dấu hiệu bị hăm.
- Tuyệt đối không chà xát mạnh vào vùng da bị hăm của trẻ để tránh làm loét và nhiễm trùng.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát của bé, góp phần nâng cao sức đề kháng cho con.
Trên đây là các thông tin liên quan đến nguyên nhân và các phương pháp điều trị hăm da ở trẻ. Nếu ba mẹ có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận để được Dược sĩ chuyên môn về da hỗ trợ kip thời.