Hăm Tã Ở Trẻ – Cẩm Nang Từ A->Z Cho Ba Mẹ

Hăm Tã Ở Trẻ Cẩm Nang Từ A >z Cho Ba Mẹ

Hăm tã là một dạng viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 2 tháng – 2 tuổi). Hăm tã gây ra tình trạng ửng đỏ và loét ở vùng mông, bẹn khiến trẻ đau rát, khó chịu, quấy khóc. Để hiểu hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục cho con, ba mẹ cùng xem thông tin tại bài viết dưới đây nhé!

Những nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Hăm tã ở trẻ xuất hiện chủ yếu do sự mẫn cảm của da và sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh dưới các tác nhân như nước tiểu trong tã, bỉm, quần áo, bột giặt,… cụ thể: 

  • Do da bé mẫn cảm với các chất liệu làm tã, bỉm hoặc giấy ướt, chất liệu quần áo thô không thấm mồ hôi,…
  • Do tã bỉm cọ xát liên tục vào mông và bẹn của con, khiến vùng da đó bị trầy xước nhiễm trùng.
  • Do bỉm của bé quá ướt trong thời gian dài khiến vi khuẩn và nấm gây bệnh sinh sôi phát triển mạnh mẽ.
  • Da bé cũng có thể bị kích ứng với một số loại xà phòng hoặc chất làm mềm vải.
Hăm Tã Ở Trẻ Cẩm Nang Từ A >z Cho Ba Mẹ
Bỉm cọ sát liên tục khiến trẻ dễ bị hăm tã

Dấu hiệu bị hăm tã ở trẻ

Muốn điều trị nhanh thì ba mẹ cần phải “bắt đúng bệnh” cho con. Trẻ bị hăm tã nếu phát hiện từ sớm và điều trị đúng cách thông thường sẽ khỏi sau khoảng 3-5 ngày. Các dấu hiệu chính của bệnh hăm tã mà ba mẹ cần lưu ý:

  • Phần da tiếp xúc với tã (2 mông và bẹn, bộ phận sinh dục) bị căng ửng đỏ và nổi mụn nước nhỏ. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây loét và đau rát.
  • Phần da bị hăm có mùi khai, tanh nhẹ nhưng không quá nồng.
  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn và khó chịu hơn khi mặc bỉm.
  • Trẻ ngủ không sâu giấc, đôi lúc giật mình quấy khóc và cựa quậy liên tục.
  • Đôi khi trẻ khóc thét lên vì xót do nước tiểu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị hăm.
Hăm Tã Ở Trẻ Cẩm Nang Từ A >z Cho Ba Mẹ
Trẻ quấy khóc khó chịu khi mặc bỉm cảnh báo tình trạng hăm tã

Cách chăm sóc trẻ khi bị hăm tã

Hăm tã nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây bội nhiễm, sốt và viêm loét da. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của hăm tã, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chăm sóc như sau:

  • Sau khi trẻ đi vệ sinh hoặc tắm xong, ba mẹ cần dùng khăn mềm, thấm nước tốt, lau thật khô, nhẹ nhàng vùng da bị hăm ở trẻ. Tuyệt đối không mặc quần áo hoặc đóng bỉm cho con khi vùng da hăm vẫn còn ẩm ướt. Nên để da bé tiếp xúc không khí khoảng 2 phút rồi mới đóng bỉm cho con.
  • Thay tã thường xuyên cho con (3-4 tiếng/lần) hoặc thấy bỉm đã nặng nước.
  • Không sử dụng bột phấn hoặc dùng lá tươi chà mạnh vào vùng da bị hăm của trẻ.
  • Nên sử dụng các loại nước tắm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không sử dụng sữa tắm chứa xà phòng vì sẽ gây bào mòn kích ứng da cho bé.
  • Sử dụng một số loại kem hăm tã an toàn cho bé, lưu ý nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, lành tính.
  • Khi trẻ đang bị hăm, ba mẹ không nên đóng bỉm 24/24. Đặc biệt nếu vết hăm có dấu hiệu loét nặng, ba mẹ tuyệt đối không mặc bỉm cho con. Lúc này ba mẹ có thể đặt một miếng lót mỏng ở dưới để hạn chế nước tiểu và phân ngấm vào giường, kết hợp bôi thuốc điều trị và giữ vệ sinh sạch sẽ tại vùng hăm. Duy trì đến khi vết hăm se và khô lại thì có thể xen kẽ dùng lại bỉm cho bé.
Hăm Tã Ở Trẻ Cẩm Nang Từ A >z Cho Ba Mẹ
Lau khô cơ thể và mông cho bé trước khi mặc tã

Nếu làn da của bé không cải thiện sau 1 tuần điều trị tại nhà, vị trí hăm tã của con bị chảy máu, nhiều mụn mủ vàng, rỉ nước, loét thành mảng đồng thời trẻ bị sốt, quấy khóc liên tục, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh hăm tã ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn giữ cho vùng mông và bẹn của bé được sạch sẽ, khô thoáng bằng cách thường xuyên kiểm tra và thay bỉm cho con khi cần thiết.
  • Lựa chọn những loại quần áo có chất vải thấm hút mồ hôi, mỏng thoáng mát.
  • Hạn chế sử dụng khăn ướt, thay vào đó, mẹ sử dụng khăn khô thấm nước sạch, ấm và lau cho con.
  • Lưu ý lau cẩn thận ở những vùng da bị gấp như háng, dương vật của bé,…
  • Tuyệt đối không lạm dụng phấn rôm quá nhiều vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Lựa chọn các loại bỉm có tính chất bông mềm, thấm hút tốt, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Bôi kem ngừa hăm tã cho bé sau khi con được vệ sinh sạch sẽ. Khi bôi kem ngừa hăm tã ba mẹ cần lưu ý chỉ nên bôi một lớp kem mỏng vừa, không lạm dụng bôi lớp dày sẽ gây bít tắc lỗ chân lông của bé.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về bệnh lý hăm tã ở trẻ. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào về cách chăm sóc và điều trị bệnh lý này, ba mẹ hãy để lại lời nhắn tại bình luận hoặc gọi tổng đài: 1800.8060 để được các dược sĩ chuyên môn của Lovin’Skin hỗ trợ kịp thời.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận