‘’Cẩm Nang’’ – Các Phương Pháp Điều Trị Mẩn Ngứa Cho Bé

‘’cẩm Nang’’ Các Phương Pháp Điều Trị Mẩn Ngứa Cho Bé

Bé bị mề đay mẩn ngứa khiến ba mẹ lo lắng không thôi. Mách nhỏ mẹ một số phương pháp điều trị tại bài viết dưới đây. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Loại bỏ và ngăn cách các yếu tố nguy cơ gây mẩn ngứa ở trẻ

Mẩn ngứa là một dạng bệnh lý của viêm da. Mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể bé. Bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc loại bỏ và ngăn cách trẻ với các nguyên nhân gây bệnh là việc làm cần thiết để điều trị.

‘’cẩm Nang’’ Các Phương Pháp Điều Trị Mẩn Ngứa Cho Bé
Trẻ bị mẩn ngứa do công trùng đốt
  • Côn trùng cắn: Muỗi, ong, kiến ba khoang,… khi tiếp xúc với bé có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là kiến ba khoang có thể gây sưng đỏ, nóng rát và đau tại vùng da tiếp xúc.
  • Thay đổi thời tiết: Sự tăng giảm nhiệt độ và không khí đột ngột mỗi khi trời trở hay chuyển mùa có thể khiến cho trẻ bị mẩn ngứa.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Da bé rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các tác nhân như bột xà phòng, nước hoa, nước xả vải, nước xịt phòng,… gây mẩn ngứa.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh và giảm đau có thể gây tác dụng phụ nổi mẩn đỏ trên cơ thể
  • Dị ứng đồ ăn: Một số thực phẩm nhiều đạm có thể gây dị ứng mẩn đỏ ở trẻ như: tôm biển, cá, bào ngư, ghẹ,…

Điều trị mẩn ngứa ở trẻ bằng phương pháp dân gian

‘’cẩm Nang’’ Các Phương Pháp Điều Trị Mẩn Ngứa Cho Bé
Lá trầu không có tác dụng giảm mẩn ngứa cho bé rất tốt

Từ xưa đến nay, các giải pháp từ dân gian vẫn thể hiện những ưu điểm nhất định trong điều trị một số bệnh lý ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ bị mẩn ngứa nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để giảm khó chịu cho con. Dưới đây là một số phương pháp thường dùng:

  • Lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm kháng khuẩn rất tốt. Bởi vậy từ xa xưa, loại lá này đã được dùng khá phổ biến để trị ung nhọt, nhọt độc, mẩn ngứa ở cả trẻ em và người lớn. Ba mẹ chỉ cần lấy khoảng 2-5 lá trầu không tươi, đun sắc cùng nước. Sau đó chắt bỏ bã, phần nước sắc pha loãng cùng nước ấm để tắm cho bé.
  • Lá sài đất: Lá sài đất có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt rôm sảy ở trẻ. Khi chế biến lá sài đất, ba mẹ rửa sạch lá với nước muối. Sau đó đun sôi trong vòng 15 phút với 2 lít nước. Để nguội vừa đủ ấm và tắm cho con.
  • Lá kinh giới: Lá kinh giới chứa nhiều hoạt chất được ví như kháng sinh tự nhiên, có tác dụng làm giảm rôm sảy ở trẻ rất tốt. Quá trình chế biến cũng tương tự như các loại lá trên.

Một số thuốc điều trị mẩn ngứa cho trẻ

Eumovate Cream

Eumovate Cream là thuốc điều trị viêm da cơ địa ở cả trẻ em và người lớn. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Clobetasol 0.05% có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Eumovate Cream được sử dụng trong trường hợp trẻ bị rôm sảy mẩn ngứa, hăm da, chàm sữa, côn trùng đốt.

Thuốc Axcel Hydrocortisone

Thuốc Axcel Hydrocortisone với thành phần chính là hoạt chất Hydrocortisone 15mg (1%) có tác dụng chống viêm chống dị ứng. Lưu ý không sử dụng thuốc trong một số trường hợp như sau:

  • Trẻ mới tiêm phòng vaccine
  • Trẻ bị nhiễm các loại nấm ngoài da
  • Trẻ đang bị thủy đậu
  • Trẻ dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
‘’cẩm Nang’’ Các Phương Pháp Điều Trị Mẩn Ngứa Cho Bé
Hình ảnh thuốc bôi trị mẩn ngứa Axcel Hydrocortisone

Cetirizine

Cetirizine là một loại thuốc được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp mẩn ngứa, viêm da, da bị sưng tấy,… Được ra đời từ năm 2016, đây là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin được chỉ định trong một số trường hợp như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa ở trẻ

Thuốc điều trị mẩn ngứa cho trẻ chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Và khi sử dụng các loại thuốc này bà mẹ cần tuân thủ liều dùng, cách dùng để đạt hiệu quả cao mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho bé.

Đối với các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin, khi sử dụng trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng và táo bón. Thuốc bôi thuộc nhóm Corticoid được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường để điều trị các bệnh về da cho bé. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý, các loại thuốc này được chỉ định dùng trong 7-10 ngày. Tuyệt đối không dùng kéo dài vì thuốc có thể hấp thụ qua da và gây ảnh hưởng xấu đến thận và hệ miễn dịch trên da của bé.

Ngày nay, để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tây, một số ba mẹ hướng đến lựa chọn những sản phẩm thiên nhiên an toàn lành tính. Mặc dù hiệu quả mang lại chậm hơn so với thuốc tây y nhưng ưu điểm của phương pháp này là rất an toàn cho trẻ nhỏ và mẹ có thể sử dụng lâu dài cho bé. Trên thị trường có rất nhiều dòng kem mẩn ngứa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, ba mẹ lưu ý nên lựa chọn các dòng kem có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định chất lượng của Bộ y tế.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh mẩn ngứa ở trẻ, ba mẹ vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc gọi đến tổng đài: 1800.8060 để được các dược sĩ, chuyên gia da liễu hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận