Rạn Da Ở Phụ Nữ Mang Thai – Cách Phòng Và Điều Trị

Rạn Da Ở Phụ Nữ Mang Thai Cách Phòng Và Điều Trị

Rạn da là một dạng sẹo trên cơ thể, thường gặp ở phụ nữ trước và sau sinh. Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng rạn da có thể gây ngứa và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho cơ thể. Vậy có những cách nào để phòng và điều trị rạn da cho mẹ bầu và sau sinh không? Mời bạn tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Rạn da là gì?

Rạn da là tình trạng da bị kéo căng quá mức khiến cho các cấu trúc dưới da như collagen và elastin bị phá vỡ. Có đến 90% phụ nữ mang thai bị rạn da vào 3 tháng cuối của thai kỳ do tăng cân nhanh quá mức so với cơ thể. Bụng, đùi, ngực và cánh tay là những vị trí có nguy cơ bị rạn nhiều nhất.

Màu sắc vết rạn: Tùy theo cơ địa và màu da ban đầu của mẹ bầu mà vết rạn sẽ có những màu sắc khác nhau. Đối với những Mom có nước da trắng, vết rạn thường có màu hồng. Còn các Mom có da ngăm thì đa phần vết rạn có màu sáng hơn. Sau sinh, vết rạn thường sậm màu hơn (đỏ, xám, đen).

Hình dạng vết rạn: Thông thường, vết rạn sẽ có hình dáng là những vệt dài, rộng khoảng 5-10mm tùy thuộc vào thời điểm bị rạn. Vết rạn ở những tháng đầu thai kỳ sẽ nhỏ hơn tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh.

Rạn Da Ở Phụ Nữ Mang Thai Cách Phòng Và Điều Trị
Hình ảnh vết rạn da ở mẹ bầu

Rạn da không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm trạng của mẹ. Theo thời gian, vết rạn sẽ mờ đi, tuy nhiên rất khó để mất hoàn toàn.

Những nguyên nhân chính gây rạn da ở mẹ bầu

Mẹ bầu bị rạn da do nhiều yếu tố nguy cơ như: di truyền, sự thay đổi về hormone, cân nặng, chế độ dinh dưỡng,…

Sự thay đổi của hormone khi mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ rệt. Từ tháng thứ 3 trở đi của thai kỳ, thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra các hormone gây kích thích các phần tử tiền sắc tố melanin gây thâm sạm da. Vì vậy, đa phần các vết rạn da sẽ sậm màu hơn những vùng da khác.

Do cơ địa

Đối với những người có cơ địa da đàn hồi kém, cấu trúc dưới da không bền vững sẽ có nguy cơ bị rạn da nhiều hơn những người khác.

Da thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn hằng ngày của mẹ bầu không đảm bảo hoặc không bổ sung đủ các loại Vitamin trong thai kỳ cũng sẽ khiến cho độ đàn hồi và co dãn của da bị giảm đi.

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh

Việc không kiểm soát chỉ số cân nặng khi mang thai khiến mẹ tăng cân quá nhanh là một trong những nguyên nhân chính gây rạn da ở mẹ bầu.

Rạn Da Ở Phụ Nữ Mang Thai Cách Phòng Và Điều Trị
Tăng cân nhanh không kiểm soát có thể khiến cho mẹ bầu dễ bị rạn da

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì yếu tố di truyền, tuổi đời của mẹ bầu quá cao cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng rạn da trở nên trầm trọng hơn.

Cách phòng rạn da khi mang thai

Để phòng ngừa rạn da khi mang thai, các chị em có thể kết hợp các biệt pháp dưới đây:

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da từ thực phẩm hằng ngày: Da rất mê các loại Vitamin E, omega-3,… Một số thực phẩm giàu các dưỡng chất trên có thể kể đến như: việt quất, cải bó xôi, ớt chuông, cà rốt, khoai lang,…
  • Kiểm soát cân nặng khi mang thai: Cân nặng tăng từ 10-15kg được xem là hợp lý cho mẹ bầu
  • Duy trì độ ẩm cho da: Bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các chế phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa để duy trì độ ẩm cho da. Đồng thời mẹ đừng quên uống đủ 2-2,5ml nước hằng ngày.
  • Tẩy tế bào chết cho da: Lấy đi tế bào chết của da giúp loại bỏ các tế bào sừng và tạo điều kiện cho việc lưu thông tuần hoàn cũng như hô hấp dưới da được tốt hơn.
  • Tập luyện thể thao đều đặn: Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp da bạn trở nên hồng hào căng tràn sức sống, ngăn ngừa rạn da

Một số phương pháp điều trị rạn da

Rạn Da Ở Phụ Nữ Mang Thai Cách Phòng Và Điều Trị
Dùng kem bôi rạn da giúp phòng và làm mờ vết rạn

Các mẹ cần biết rằng, việc phục hồi hoàn toàn phần da bị rạn gần như là không thể. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ giúp làm mờ vết rạn và cần phải duy trì trong một thời gian dài. Khi có những dấu hiệu của rạn da, các Mom nên có những biện pháp can thiệp sớm nhất. Một số giải pháp các mẹ có thể tham khảo:

  • Sử dụng ánh sáng tia laser giúp kích thích sản sinh Collagen và phục hồi lại làn da.
  • Một số loại kem điều trị rạn da trên thị trường như lotion, retinol,.. Tuy nhiên, các sản phẩm này có thể gây hại cho bé, vì vậy mẹ không nên sử dụng trong khi đang mang thai.
  • Lột da hóa học, phẫu thuật loại bỏ vùng da bị rạn,… được thực hiện tại bệnh viện
  • Sử dụng một số loại kem rạn da có nguồn gốc từ thiên nhiên kết hợp với các dưỡng chất chăm sóc da.

Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng rạn da lại khiến cho nhiều mẹ bầu và sau sinh phiền toái. Hi vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, cách phòng và điều trị rạn da cho các Mom. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận hoặc gọi tổng đài để được hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận