Cập Nhật Phương Pháp Mới Điều Trị Bệnh Chàm Sữa Ở Trẻ Nhỏ

Chàm Sữa ở Trẻ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả

Chàm sữa thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở vùng 2 má, trán, cằm và đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là: Khô da – Đỏ da – Ngứa nhiều. Để điều trị chàm sữa cho trẻ, ba mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau bao gồm ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ và điều trị triệu chứng. Mời ba mẹ tham khảo tại bài viết dưới đây.

Thông tin cơ bản về bệnh chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là tình trạng viêm da mãn tính với một số tên gọi khác như eczema, lác sữa, viêm da cơ địa. Trẻ chàm sữa thường bị rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da khiến da khô, đóng vảy, sần sùi, đỏ và/hoặc sưng tấy. 

Trong số những trẻ bị chàm sữa, 65% có dấu hiệu ở những năm đầu đời và 90% có dấu hiệu trong vòng 5 năm sau đó. Đa phần bệnh chàm sữa ở trẻ em sẽ thuyên giảm từ 2 tuổi trở đi.

Chàm sữa liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, dị ứng với môi trường sống và thực phẩm. Trẻ được sinh ra trong gia đình có tiền sử bị dị ứng, hen suyễn có nhiều khả năng mắc chàm sữa cao hơn những trẻ khác. Trong một số nghiên cứu, đột biến gen bảo vệ da như filaggrin thường liên quan đến bệnh lý này.

Cập Nhật Phương Pháp Mới điều Trị Bệnh Chàm Sữa ở Trẻ Nhỏ
Chàm sữa xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

Các phương pháp điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Mục tiêu của việc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ là giảm triệu chứng ngứa, viêm, cấp ẩm cho da bé và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Loại bỏ tác nhân gây bệnh

Có 4 nhóm tác nhân có thể gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ bao gồm:

  • Khói bụi xung quan môi trường sống, bột phấn hoa, bột xà phòng.
  • Quần áo bó sát, chất vải nilon hoặc cứng, thấm hút mồ hôi kém.
  • Bé dị ứng sữa tắm, dầu gội và một số loại dầu.
  • Trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng không được thấm khô và lau sạch.
Chàm-sữa-5
Trẻ bị dị ứng với sữa tắm có thể là nguyên nhân gây chàm sữa

Để loại bỏ các tác nhân này, bà mẹ cần lưu ý:

  • Vệ sinh phòng sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát cho trẻ.
  • Không để bé chơi đùa với bột xà phòng và phấn hoa (với những bé có cơ địa dị ứng phấn hoa).
  • Ưu tiên lựa chọn cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt, mềm mại.
  • Lựa chọn những dòng sữa tắm gội dịu nhẹ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên.
  • Cho trẻ vui chơi tại nơi thoáng mát, nếu chơi ngoài trời nắng cần có các biện pháp bảo vệ da bé như bôi kem chống nắng và thường xuyên thấm mồ hôi cho bé.

Dưỡng ẩm và chăm sóc da bé

Chàm sữa hình thành lớp sừng và làm bong tróc da bé. Bởi vậy, việc sử dụng các dòng kem dưỡng ẩm là hết sức cần thiết khi trẻ bị chàm sữa. Ba mẹ cần lưu ý NÊN lựa chọn dòng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc lành tính, an toàn và dịu nhẹ cho làn da bé. Ba mẹ có thể tham khảo một số dòng kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên.

Giảm kích ứng, ngứa da cho bé

Trẻ có xu hướng gãi nhiều tại vị trí bị chàm sữa, do vậy ba mẹ cần cắt móng tay thường xuyên cho con để tránh việc trẻ cào xước và làm nhiễm trùng vùng da bị chàm. Ngoài ra để giảm ngứa cho bé, ba mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi dịu da, hoặc thấm nhẹ bằng nước ấm lên da bé.

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc corticoid được chỉ định trong trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng. Ưu điểm của các loại thuốc này là có thẻ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh chàm sữa. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng trong vòng từ 7-10 ngày, đúng liều lượng theo quy định để tránh gây ra tác dụng phụ cho bé.

Cập Nhật Phương Pháp Mới điều Trị Bệnh Chàm Sữa ở Trẻ Nhỏ
Sử dụng thuốc chống viêm giúp giảm chàm sữa hiệu quả

Một số lưu ý cho ba mẹ khi điều trị chàm sữa cho bé

  • Tuyệt đối không lạm dụng dùng thuốc bôi da corticoid. Không bôi quá 10 ngày liên tục và cần phải có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Corticoid có thể thẩm thấu qua da bé và gây hại gan thận, không những vậy nó còn có thể làm suy giảm miễn dịch ở da bé, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ba mẹ cần bình tĩnh điều trị bệnh chàm sữa cho bé theo từng bước. Tuyệt đối không vội vã áp dụng cùng lúc hàng loạt nhiều biện pháp nhưng sai quy trình.
  • Tuyệt đối không dùng nước lá đặc bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa, điều này không chỉ không đỡ mà còn gây rát và nhiễm trùng da bé.
  • Trẻ cần có sữa tắm riêng, ba mẹ không được cho trẻ dùng chung sữa tắm với người lớn. Bởi trong sữa tắm của người lớn có chứa xà phòng và một số chất hóa học. Điều này có thể gây kích ứng nặng hơn vùng da bị chàm sữa của bé.
  • Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho trẻ, hạn chế các đồ ăn hải sản dễ gây kích ứng như tôm, cua, cá. Hoặc một số đồ ăn khác mà sau khi ăn khiến cho các triệu chứng chàm sữa của bé thêm nặng hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh chàm sữa. Nếu ba mẹ có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng gọi đến tổng đài: 1800.8060 để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận